Phụ nữ trước khi mang thai cần được ưu tiêm tiêm vắc xin phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con. Tiêm vắc xin trước khi mang thai giúp kích thích cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại bệnh. Nếu phụ nữ mang thai nhiễm các bệnh nguy hiểm sẽ dẫn đến việc trẻ sinh ra thường bị các khuyết tật liên quan đến não, tim, mắt, tai,…Vì vậy việc tiêm vắc xin trước khi mang thai đóng một vai trò vô cùng quan trọng.


Không tiêm vắc xin trước khi mang thai ảnh hưởng thế nào?

Thông thường những bệnh có diễn biến nhẹ sẽ có thể tự khỏi. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai sức đề kháng thường suy giảm, các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập và có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bị mắc các bệnh lây nhiễm như bệnh sởi thì nguy cơ gây nên dị tật bẩm sinh nặng nề cho thai nhi.

Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai mà mắc các bệnh như Rubella, viêm gan B sẽ dễ bị những tai biến nhu thai chết lưu, sẩy thai, sinh non hoặc thai nhi sau khi sinh thường mắc khuyết tật về tim, bị điếc bẩm sinh, đục thủy tinh thể hoặc chậm phát triển về trí tuệ. Vì vậy tiêm vắc xin trước khi mang thai sẽ giúp phòng ngừa được những nguy cơ về biến chứng đối với thai nhi.


Những lưu ý khi tiêm vắc xin trước khi mang thai

Nếu phụ nữ có kế hoạch mang thai thì nên tiêm vắc xin khoảng 3 tháng trước khi mang thai. Vì sau khoảng 5 – 6 tuần cơ thể đã sản sinh ra các kháng thể chống lại virus gây bệnh. Việc chủ động lên kế hoạch cũng giúp các cặp vợ chồng có thể tránh được những rủi ro không mong muốn trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh em bé.

Nên chủ động tìm hiểu thời gian phù hợp cũng như các cơ sở tiêm phòng uy tín. Sau khi tiêm phòng cần theo dõi những chuyển biến của cơ thể để có hướng xử lý kịp thời. Một số trường hợp sau khi tiêm vắc xin trước khi mang thai có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

Trường hợp nhẹ: vị trí tiêm có thể bị đau nhức hoặc nóng rát, toàn thân sốt, đau đầu, đau cơ đau khớp, mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn,…

Trường hợp nặng có thể gây phát ban, căng tức ngực, khó thở, da đỏ sưng phồng, thay đổi thị lực, thậm chí ngất xỉu,…

Nếu gặp các trường hợp nặng cần nhanh chóng đưa sản phụ tới các cơ sở y tế để được bác sỹ thăm khám, theo dõi và có hướng điều trị kịp thời. Để con yêu được chào đời khỏe mạnh thì điều quan trọng nhất chính là mẹ phải giữ gìn cho mình một sức khỏe tốt, ổn định trước và trong thời gian mang thai. Vì vậy, việc tiêm vắc xin trước khi mang thai cũng là một việc giúp mẹ chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và con.


Tiêm vắc xin trước khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi?

Khi tiêm vắc xin vào cơ thể, vắc xin hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch để sản sinh kháng thể, tức là tạo kháng thể chủ động, giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng và ngăn không cho cơ thể bị bệnh. Tiêm vắc xin trước khi mang thai không chỉ bảo vệ bản thân các mẹ mà còn giúp thai nhi phát triển tránh khỏi các rủi ro nhất định.

Tuy nhiên nhiều mẹ lại không biết rằng cơ thể họ không có “kháng thể cập nhật mới nhất” và dễ bị các bệnh có thể gây hại cho mẹ hoặc bé trong bệnh. Các mẹ bầu nên đi khám với bác sỹ để tìm ra loại vắc xin nào họ có thể cần và liệu họ có nên tiêm phòng trong khi mang thai hay chờ cho đến sau khi con họ được sinh ra.

Tất cả các vắc xin được kiểm tra an toàn dưới sự giám sát của tổ chức y tế có liên quan. Vắc xin được kiểm tra độ tinh khiết, hiệu lực và độ an toàn, được theo dõi sự an toàn của nó khi được sử dụng. Một số người có thể bị dị ứng với một thành phần trong vắc xin thì không nên tiêm trước khi tham khảo ý kiến bác sỹ có chuyên môn.

Tuy nhiên các mẹ đều nên tiêm vắc xin trước khi mang thai vì không phải tất cả các loại chủng vắc xin này đều được khuyến cáo trong thời gian mang thai. Mọi bà bầu đều biết rằng mẹ chia sẻ mọi thứ với con trong thời gian mang thai, điều đó có nghĩa là tiêm vắc xin trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp bảo vệ em bé sắp sửa chào đời khỏi những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm.

==============

PHÒNG TIÊM VACCINE TOÀN CẦU

Địa chỉ: 564B Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0931 084 544

Website: www.tiemvaccine.com

Bài viết có thể bạn quan tâm: Tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sau 24 giờ đầu sau khi sinh