cho 1 đơn vị |
|
Virus bệnh dại (chủng Wistar rabies PM/WI 38-1503-3 M) | 1 liều miễn dịch* |
Maltose | vừa đủ 1 liều miễn dịch |
Albumin huyết thanh người | vừa đủ 1 liều miễn dịch |
ống dung môi : dung dịch NaCl 0,4% vừa đủ 0,5 ml | |
* Khả năng bảo vệ ≥ 2,5 IU trước và sau khi làm nóng ở +37°C trong 1 tháng |
- Vaccine này được khuyến cáo dùng để phòng bệnh dại cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao:
- Tất cả những người có nguy cơ thường xuyên, chẳng hạn như nhân viên làm việc ở phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất có liên quan đến virus dại thì nên tiêm ngừa. Nên làm huyết thanh chẩn đoán mỗi 6 tháng. Nên tiêm mũi nhắc lại khi định lượng kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ: 0,5IU/ml.
- Những đối tượng sau nên tiêm ngừa dại vì thường xuyên có nguy cơ nhiễm bệnh dại:
- Bác sĩ thú y (và trợ lý), người canh giữ săn trộm thú, thợ săn, nhân viên kiểm lâm, người làm ở lò mổ thịt, người nghiên cứu về hang động,người làm nghề nhồi bông thú…
- Người đến vùng có dịch bệnh súc vật: trẻ em, người lớn và những người du lịch đến những vùng này.
- Sau khi xác định hay nghi ngờ phơi nhiễm, phải tiến hành tiêm vaccine ngay lập tức để làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh dại. Tiêm vaccine dại phải được thực hiện ở một Trung tâm điều trị bệnh dại.
- Việc điều trị được áp dụng tùy theo loại vết thương và tình trạng con vật.
Bảng 1:
Trường hợp | Diễn tiến | Lưu ý | |
Súc vật |
Bệnh nhân |
||
Con vật không thể theo dõi |
|||
Tình huống nghi ngờ hay không nghi ngờ | Điều trị tại Trung tâm điều trị Dại | Điều trị** phải được hoàn tất | |
Con vật bị chết |
|||
Tình huống nghi ngờ hay không nghi ngờ | Gởi não con vật đến phòng xét nghiệm chuyên môn để phân tích | Điều trị tại Trung tâm điều trị bệnh Dại | Ngưng điều trị nếu kết quả xét nghiệm mô não âm tính, nếu ngược lại thì phải tiếp tục điều trị |
Con vật còn sống |
|||
Tình huống không nghi ngờ | Con vật phải được bác sĩ thú y theo dõi* | Quyết định hoãn điều trị dại | Tiếp tục điều trị** tùy theo bác sĩ thú y theo dõi con vật |
Tình huống nghi ngờ | Con vật phải được bác sĩ thú y theo dõi* | Điều trị tại Trung tâm điều trị dại | Ngưng điều trị** nếu việc theo dõi cho thấy nghi ngờ ban đầu không có giá trị, nếu ngược lại, tiếp tục điều trị |
* Tại Pháp, sự theo dõi của bác sĩ thú y bao gồm 3 giấy chứng nhận vào Ngày 0, Ngày 7 và Ngày 14 xác nhận con vật không có dấu hiệu bệnh dại. Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, chó hay mèo phải được bác sĩ thú y theo dõi tối thiểu 10 ngày. | |||
** Việc điều trị phải tùy theo độ nặng nhẹ của vết thương: xem bảng 2. |
Bảng 2:
Mức độ nặng | Loại tiếp xúc | Điều trị nên áp dụng |
I | Sờ hay cho súc vật ăn | Không điều trị, nếu có được bệnh sử đáng tin cậy |
Liếm trên da lành | ||
II | Gặm vùng da trần | Tiêm ngay vaccine |
Những vết cào, sướt nhẹ không chảy máu | ||
Liếm trên da có trầy | Tiêm Immunoglobulins kháng dại và vaccine dại ngay lập tức | |
III | Một hay nhiều vết cắn hay cào xuyên thấu da | |
Niêm mạc bị nhiễm nước dãi (liếm) |
- Trước phơi nhiễm:
- Sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnhmạn tính (tốt nhất nên hoãn việc tiêm vaccine),- Biết mẫn cảm với bất kỳ thànhphần nào của vaccine.
- Sau khi phơi nhiễm:
- Vì nhiễm virus dại có những diễn tiến nguy hiểm chết người,nên không có chống chỉ định tiêm vaccine điều trị.
- Sử dụng thận trọng ở người biết bị dị ứng với neomycin (hiện diện vết trong vaccine).
- Không tiêm mạch máu: phải chắc chắn rằng mũi kim không đâm vào mạch máu.
- Immunoglobulins và vaccine dại không được sử dụng cùng một bơm tiêm hay tiêm cùng một vị trí.
- Xét nghiệm huyết thanh học (thử nghiệm trung hòa kháng thể bằng kỹ thuật RFFIT (Rapid Fluorescent Focus Inhibition Test) phải được thực hiện ở những người tiếp tục có nguy cơ nhiễm virus dại (mỗi 6 tháng) và có thể thực hiện mỗi 2 đến 3 năm sau mũi tiêm nhắc lúc 1 năm sau và lúc 5 năm sau ở những người có nguy cơ không thường xuyên tùy theo sự đánh giá nguy cơ phơi nhiễm.
- Ở những người suy giảm miễn dịch, có thể thực hiện xét nghiệm này lúc 2 đến 4 tuần sau khi tiêm vắc-xin.
- Nếu kết quả xét nghiệm chuẩn độ kháng thể dưới 0,5 IU/ml, ở những người suy giảm miễn dịch, cần thiết phải tiêm mũi nhắc hay mũi bổ sung.
- Vaccine này không được tiêm vào mạch máu.
- Vaccine này không phải là mục tiêu nghiên cứu của các nghiên cứu sinh quái thai ở súc vật.
- Trong khi số liệu ở người chưa đầy đủ, nên hoãn việc tiêm vaccine trong trường hợp tiêm dự phòng trước phơi nhiễm.
- Tiêm vaccine cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dại cao, cần phải cân nhắc đánh giá lợi và hại trước khi tiêm.
- Ở những trường hợp tiêm ngừa sau phơi nhiễm, do bệnh dại có diễn tiến nguy hiểm, nên thai kỳ không phải là chống chỉ định tiêm.
- Hoàn nguyên vaccine bằng cách bơm chất pha loãng vào lọ bột và lắc thật kỹ đến khi bột trong lọ tan hoàn toàn thành huyền dịch. Dung dịch đồng nhất, trong suốt và không có cặn. Rút dung dịch này vào bơm tiêm.
- Phải tiêm vaccine ngay sau khi hoàn nguyên và phải hủy bơm kim tiêm sau khi sử dụng.
- Tiêm bắp (IM): người lớn tiêm ở vùng cơ Delta cánh tay, trẻ em tiêm ở mặt trước-bên đùi. Không tiêm vào vùng mông.
- Trong một số trường hợp có thể áp dụng Tiêm trong da (ID)(xem đoạn dưới), tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.
- Một liều tiêm bắp (IM) là 0,5 ml vaccine đã hoàn nguyên.
- Một liều tiêm trong da (ID) là 0,1 ml vaccine đã hoàn nguyên, nghĩa là bằng 1/5 liều tiêm bắp.
- Phác đồ tiêm vaccine nên được áp dụng theo tình huống tiêm vaccine và tình trạng miễn dịch đối với bệnh dại của người tiêm.