Vắc xin Vaxigrip là vắc xin cúm gồm các chủng virus theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO cho cúm mùa ở Nam bán cầu. Vaxigrip là vắc xin tiêm chủng dịch vụ, có 2 dạng quy cách 0,25ml và 0,5ml tương ứng với liều dùng dành cho trẻ em và người lớn.
Thông tin tóm tắt vắc xin Vaxigrip
Tên thương mại: Vaxigrip
Công ty sản xuất: Sanofi Pasteur
Xuất xứ: Pháp
Thành phần:
- Vaxigrip là vắc xin cúm hạt Virion được tách ra bất hoạt.
- Các chủng virus bất hoạt có trong Vaxigrip tuân theo khuyến cáo của WHO cho cúm mùa hàng năm tại Nam bán cầu.
- Chủng virus có trong thành phần Vaxigrip năm 2016 bao gồm: Cúm A H1N1; Cúm A H3N2 và chủng cúm tuýp B.
- Virus cúm được nuôi cấy trên trứng gà có phôi.
- Tá dược: Sodium chloride, disodium phosphate dihydrate, potassium dihydrogen phosphate, potassium chloride, nước pha tiêm.
Quy cách đóng gói:
- Hộp 1 bơm tiêm hoặc 20 bơm tiêm, mỗi bơm tiêm nạp sẵn 0,5ml vắc xin dạng hỗn dịch.
- Hộp 1 bơm tiêm hoặc 20 bơm tiêm, mỗi bơm tiêm nạp sẵn 0,25ml vắc xin dạng hỗn dịch.
Chỉ định:
- Vaxigrip được chỉ định để phòng cúm mùa do các chủng virus có trong thành phần của vắc xin. Và không có tác dụng phòng cúm với các chủng virus khác không có trong vắc xin.
- Vaxigrip được chỉ định phòng cúm cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
Lịch tiêm phòng:
- Trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi tiêm 1 liều 0,25ml hoặc 0,5ml.
- Người lớn và trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên tiêm 1 liều 0,5 ml.
- Trẻ em dưới 9 tuổi nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc xin cúm thì nên tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần.
- Tiêm bắp hoặc tiêm sâu dưới da.
- Không được tiêm vắc xin vào lòng mạch máu.
- Trước khi dùng nên để vắc xin trở về nhiệt độ phòng.
- Lắc trước khi dùng.
- Quan sát bằng mắt thường, không dùng vắc xin khi quan sát thấy có phần tử lạ trong hỗn dịch vắc xin.
- Không được trộn Vaxigrip với vắc xin hoặc dược phẩm khác trong cùng một mũi tiêm.
- Khi tiêm liều 0,25ml nếu chỉ có liều 0,5ml thì có thể bỏ một nửa thể tích 0,5ml bằng cách: Giữ bơm tiêm thẳng đứng và đẩy nút chặn piston đến vạch màu đen trên thân bơm tiêm. Lượng vắc xin còn trong bơm tiêm là 0,25ml.
- Không dùng Vaxigrip khi dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin bao gồm cả tá dược và các thành phần như: ovalbumin, protein của gà, neomycin, formandehyde, octoxinol-9.
- Hoãn tiêm vắc xin ở các đối tượng đang sốt cao, sốt vừa hoặc bị bệnh cấp tính.
- Người có đáp ứng miễn dịch kém: Bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
- Rối loạn đông máu hay dễ bị bầm tím.
- Vaxigrip là vắc xin cúm bất hoạt, không gây nên bất kỳ biến cố bất lợi cho phôi thai và không tác động đến người mẹ. Có thể tiêm vắc xin cúm Vaxigrip vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
- Có thể tiêm Vaxigrip khi đang cho con bú sữa mẹ.
- Tuy nhiên với các trường hợp đang mang thai hoặc cho con bú nên cân nhắc ý kiến của bác sỹ, dược sỹ trước khi tiêm vắc xin.
- Thường gặp (tỷ lệ 1/10 người): đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, đau cơ, đau khớp, quấy khóc, cáu kỉnh, buồn ngủ, tiêu chảy, sốt, run rẩy, chán ăn, chóng mặt, tăng đổ mồ hôi; đau, sưng, đỏ, cứng, ngứa chỗ tiêm.
- Không thường gặp (tỷ lệ1/100 người): sưng hạch cổ, nách, bẹn; nôn, mày đay, triệu chứng giống cúm; xuất huyết, nóng chỗ tiêm.
- Hiếm gặp (tỷ lệ 1/1000 người): Cảm giác tê hay như kiến bò (dị cảm), giảm cảm nhận xúc giác, cảm giác tê hay đau yếu cánh tay, đau dọc đường đi của dây thần kinh.
- Các tác dụng không mong muốn khác ko rõ tần suất và chưa chứng minh được liên quan đến việc tiêm vắc xin: co giật, viêm não tủy, viêm thần kinh, hội chứng Guillain – Barré, viêm mạch máu, giảm tiểu cầu…
- Vaxigrip có thể được tiêm cùng với các loại vắc xin khác. Nhưng phải tiêm khác vị trí.
- Đáp ứng miễn dịch có thể giảm khi tiêm cho các đối tượng suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịch
- Sau khi tiêm Vaxigrip hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ phòng bệnh cúm. Bất kỳ thành phần nào của vắc xin không thể gây ra bệnh cúm sau khi tiêm vắc xin.
- Khoảng 2 -3 tuần sau khi tiêm Vaxigrip, sẽ có hiệu quả phòng bệnh cúm với các chủng virus có trong vắc xin.
- Vắc xin không có hiệu quả bảo vệ phòng cúm với các chủng virus không có trong vắc xin.
- Thời gian duy trì miễn dịch của vắc xin thường tồn tại từ 6 -12 tháng. Hơn nữa các chủng virus cúm rất nhiều, lây truyền nhanh chóng và thường xuyên thay đổi hàng năm. Vì vậy phải tiêm phòng cúm hàng năm.
- Bệnh cúm thường ủ bệnh trong vài ngày, nếu tại thời điểm tiêm vắc xin cúm bệnh nhân đã nhiễm cúm thì sau khi tiêm vắc xin vẫn có thể bị bệnh.
- Vắc xin không có khả năng bảo vệ phòng ngừa cảm lạnh (Cảm lạnh có các triệu chứng thường giống với bệnh cúm).
- Bảo quản ở nhiệt đồ từ 2°C đến 8°C.
- Không được để đông đá vắc xin
- Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào vắc xin.
- Để xa tầm tay trẻ em.
Tham khảo thông tin kê toa Vaxigrip được chấp thuận bởi Bộ Y tế.