Thông tin tóm tắt vắc xin sởi MVVac
- Virus Sởi sống, giảm độc lực chủng AIK-C: 1000³ PFU
- Tá dược: Lactose, D-Sorbitol, L-Sodium glutamate, Hydrolized Gelatin, Erythromycin và Kanamycin.
- Nước cất pha tiêm: 0,5 ml
- Một hộp chứa 10 lọ vắc xin Sởi MVVac . Mỗi lọ chứa 10 liều vắc xin Sởi dạng bột đông khô.
- Một hộp nước pha tiêm chứa 10 lọ. Mỗi lọ chứa 6 mL nước pha tiêm.
- Vắc xin Sởi MVVac được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh Sởi, cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người chưa có kháng thể sởi.
- Liều vắc xin thứ nhất tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên (theo lịch tiêm của chương trình TCMR) và liều thứ hai tiêm nhắc lại khi trẻ được 15 – 18 tháng tuổi.
- Đường tiêm: Vắc xin sởi chỉ được tiêm dưới da. Không được tiêm tĩnh mạch
- Liều tiêm: 0,5mL/liều.
- Cách tiêm:
- Các dụng cụ cho việc lấy vắc xin và tiêm chủng phải được khử trùng theo quy định.
- Trước khi hồi chỉnh vắc xin, phải lau sạch và khử trùng bề mặt nắp lọ vắc xin bằng cồn.
- Dùng bơm tiêm hút chính xác 5,5mL nước cất pha tiêm, bơm vào lọ vắc xin, lắc đều cho đến khi bột đông khô vắc xin tan hết. Quan sát bằng mắt thường, đảm bảo dung dịch vắc xin không có cặn, vẩn đục hay dị vật.
- Dùng bơm tiêm 1mL lấy chính xác 0,5 ml vắc xin cho 1 liều tiêm. Phải thay đổi bơm kim tiêm cho mỗi người.
- Tiêm dưới da tuân theo hướng dẫn của chương trình TCMR
- Trong quá trình thao tác, không để nhiễm bẩn vào dụng cụ và thay đổi bơm kim tiêm khi lấy vắc xin tiêm cho các trẻ khác nhau.
- Đối tượng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc xin.
- Tạm hoãn tiêm các trường hợp đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Các đối tượng suy giảm miễn dịch (trừ trẻ em bị HIV).
- Phụ nữ có thai.
- Đối tượng mắc bệnh lao tiến triển chưa được điều trị.
- Tạm hoãn tiêm vắc xin với các đối tượng đang sốt. Chỉ tiêm vắc xin cho trẻ khi đã hết sốt ít nhất là 3 ngày
- Các đối tượng đang trong quá trình điều trị có ảnh hưởng và liên quan đến hệ miễn dịch như: dùng thuốc ức chế miễn dịch, truyền máu hay nhận các chế phẩm từ máu… Chỉ tiêm vắc xin sau khi kết thúc điều trị tối thiểu là 4 tuần.
- Thận trọng đối với những trường hợp có tiền sử dị ứng, co giật.
- Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác, phải luôn chuẩn bị sẵn các phương tiện y tế để đề phòng shock phản vệ hoặc các phản ứng dị ứng nặng sau khi tiêm vắc xin.
- Một số phản ứng phụ có thể gặp như: đau, sưng và ban đỏ tại chỗ tiêm. Sốt, ban, ho và sổ mũi cũng có thể xảy ra ở một vài trẻ em. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày rồi tự khỏi mà không cần điều trị.
- Rất hiếm gặp (tỉ lệ xuất hiện ≤ 1/1.000.000): co giật, viêm não hay giảm tiểu cầu
- Chưa ghi nhận phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin Sởi MVVac.
- Vắc xin sởi MVVac có thể dùng đồng thời với các vắc xin Quai bị, Rubella mà không làm giảm đáp ứng miễn dịch của các loại vắc xin dùng đồng thời. Tuy nhiên theo nguyên tắc không được trộn lẫn MVVac với các vắc xin khác. Phải dùng bơm tiêm khác và tiêm khác vị trí.
- Các vắc xin sống giảm độc lực dùng đường tiêm hoặc uống (vắc xin phòng lao BCG, Bại liệt, thủy đậu..)có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và đáp ứng miễn dịch của các vắc xin khi dùng đồng thời. Vì vậy nguyên tắc là chủng ngừa cách nhau tối thiểu 4 tuần.
- Tạm hoãn tiêm vắc xin ở các đối tượng đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch. Nếu dùng các thuốc ức chế miễn dịch với liều cao và kéo dài thì nên đợi ít nhất sau 6 tháng rồi mới tiêm vắc xin.
- Trường hợp truyền máu hay nhận các chế phẩm từ máu, có chứa kháng thể Sởi sẽ làm giảm tác dụng của vắc xin này.
- Phản ứng Tubeculin có thể bị giảm đi 1 tháng sau khi tiêm vắc xin.
- Bảo quản ở nhiệt độ 2 – 80C
- Tránh ánh sáng.
- Để xa tầm tay của trẻ em.
Tham khảo thông tin kê toa vắc xin MVVac được chấp thuận bởi Bộ Y tế.